ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 9 (LẦN 3)

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 9 (LẦN 3)
Loại tài nguyên Tài liệu - Giáo trình,
Tên tập tin đề-cương-ôn-tập-sinh-9-lần-3.docx
Loại tập tin application/vnd.openxmlformats-officedocument.wordprocessingml.document
Dung lượng 18.59 kB
Ngày chia sẻ 19/03/2020
Lượt xem 533
Lượt tải 4
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 9( LẦN 3)
                                                           (Hình thức trắc nghiệm)
 Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
CHƯƠNG: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Câu 6: Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta qui định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi:
A. 5 đời
B. 4 đời
C. 3 đời
D. 2 đời
Câu 7: Điều nào dưới đây là nội dung được qui định trong luật hôn nhân và gia đình ở nước ta?
A. Mỗi gia đình chỉ được có một con
B. Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng
C. Mỗi gia đình có có thể sinh con thứ 3 nếu điều kiện kinh tế cho phép
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Phát biểu dưới đây có nội dung đúng là:
A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố
B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ
C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ
D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 -24
Câu 9: Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ?
A. Phương pháp nghiên cứu những dị tật trong một gia đình qua nhiều thế hệ
B. Là theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ
C. Là theo dõi sự di truyền các tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ
D. Cả A và B
Câu 10: Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào?
A. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh em cùng bố mẹ
B. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên rất giống nhau
C. Trẻ đồng sinh cùng trứng bao giờ cũng hành động giống nhau
D.Cả A và B
Câu 11: Tại sao phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người?
A. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao
B. Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người
C. Người đẻ ít con và sinh sản chậm
D. Cả A, B và C
Câu 12: Bệnh Đao là gì?
A. Bệnh Đao là bệnh ở người có 3 NST thứ 21
B. Bệnh Đao là bệnh có biểu hiện: người bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơI há, lưỡi thè ra, ngón tay ngắn
C. Bệnh Đao làm cho người si đần bẩm sinh và không có con
D. Cả A, B và C
Câu 13: Nguyên nhân phát sinh các bệnh tật di truyền ở người?
A. Do tác nhân lí, hóa học trong tự nhiên gây ra
B. Do ô nhiễm môi trường
C. Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào
D. Cả A, B và C
Câu 14: Các biện pháp hạn chế các bệnh tật di truyền là gì?
A. Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường
B. Sử dụng hợp lí và đúng nguyên tắc đối với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, một số chất độc khác
C. Nếu người chồng có anh(chị, em) mang dị tật, mà người vợ cũng có dị tật đó thì không nên sinh con
D. Cả A, B và C
Câu 15: Hai người được sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì có nên kết hôn với nhau không?
A. Không nên kết hôn với nhau
B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc (xác suất tới 25%)
C. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có con câm điếc
D. Cả A, B và C
Câu 16: Tại sao không sinh con ở độ tuổi ngoài 35?
A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền (như bệnh Đao)
B. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ cứ lực đầu tư cho con phát triển tốt
C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng
D. Cả A và B
Câu 17: Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được lấy nhau?
A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt
B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình
C. Nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình
D. Cả A và C
Chương: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN
Câu 1: Hoocmon insulin được dùng để:
A. Làm thể truyền trong kĩ thuật gen
B. Chữa bệnh đái tháo đường
C. Sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn
D. Điều trị suy dinh dưỡng từ ở trẻ
Câu 2: Cá trạch được biến đổi gen ở Việt Nam có khả năng:
A. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người
B. Sản xuất ra chất kháng sinh
C. Tổng hợp được kháng thể
D. Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau
Câu 3: Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học:
A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường và công nghệ gen
B. Công nghệ lên men và công nghệ enzim
C. Công nghệ tế bào và công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi
D. Công nghệ hoá chất
Câu 4: Các tác nhân vật lí được sử dụng để gây đột biến nhân tạo là:
A. Các tia phóng xạ, cônsixin
B. Các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt
C. Tia tử ngoại, cônsixin
D. Sốc nhiệt, tia tử ngoại, cônsixin
Câu 5: Đặc điểm của tia tử ngoại là:
A. Tác dụng mạnh
B. Xuyên qua các lớp mô và tác dụng kéo dài
C. Không có khả năng xuyên sâu
D. Tất cả các đặc điểm nêu trên đều đúng
Câu 6: Tia tử ngoại thường được dùng để xử lí và gây đột biến ở:
A. Thực vật và động vật
B. Vi sinh vật, bào tử và hạt phấn
C. Vi sinh vật, mô động vật và thực vật
D. Động vật, vi sinh vật
Câu 7: Các tia phóng xạ có khả năng gây ra:
A. Đột biến gen và đột biến NST
B. Đột biến cấu trúc NST và đột biến đa bội
C. Đột biến gen và đột biến dị bội
D. Đột biến cấu trúc và số lượng NST
Câu 8: Để gây đột biến ở thực vật bằng các tia phóng xạ, người ta không chiếu xạ chúng vào bộ phận nào sau đây?
A. Hạt nảy mầm, hạt phấn, bầu nhuỵ
B. Đỉnh sinh trưởng của thân, cành
C. Mô rễ và mô thân
D. Mô thực vật nuôi cấy
Câu 9: Tác dụng của tia tử ngoại là:
A. Gây đột biến gen
B. Gây đột biến cấu trúc NST Và đột biến gen
C. Gây đột biến gen và đột biên số lượng NST
D. Gây đột biến đa bội và đột biến dị bội
Câu 10: Tác dụng của sốc nhiệt là:
A. Gây mất cặp nuclêôtit trong đột biến gen
B. Gây lặp đoạn NST trong đột biến cấu trúc NST
C. Gây đảo đoạn NST
D. Thường gây đột biến số lượng NST
Câu 11: Người ta thường dùng loại hoá chất nào dưới đây để gây đột biến đa bội?
A. Nitrôzô mêtyl urê (NMU)
B. Êtylmêtal sunfonat (EMS)
C. Nitrôzô êtyl urê (NEU)
D. Cônsixin
Câu 12: Biểu hiện của thoái hoá giống là:
A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng
B. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ
C. Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên
D. Con lai có sức sống kém dần
Câu 13: Biểu hiện nào sau đây không phải của thoái hoá giống:
A. Các cá thể có sức sống kém dần
B. Sinh trưởng kém, phát triển chậm
C. Khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường
D. Nhiều bệnh tật xuất hiện
Câu 14: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa:
A. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau
B. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây
C. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau
D.Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau
Câu 15: Giao phối cận huyết là:
A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ
B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen
C. Giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen khác nhau
D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng
Câu 16: Hiện tượng dưới đây xuất hiện do giao phối gần là:
A. Con ở đời F1 luôn có các đặc điểm tốt
B. Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ
C. Xuất hiện quái thái, dị tật ở con
D. Con thường sinh trưởng tốt hơn bố mẹ
D. Chọn lọc không đồng bộ
Câu 24: Đăc điểm của lợn Ỉ nước ta là:
C. Tầm vóc to, tăng trọng nhanh
B. Thịt có nhiều mỡ, chân ngắn, lững võng, bung sệ
C. Thịt nhiều nạc, tỉ lệ mỡ thấp
D. Trọng lượng tối đa cao
Câu 25: Được xem là tiến bộ kĩ thuật nổi bật của thế kỉ XX. Đó là việc tạo ra:
A. Cà chua lai
B. Đậu tương lai
C. Ngô lai
D. Lúa lai