ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 7( LẦN 3)

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 7( LẦN 3)
Loại tài nguyên Tài liệu - Giáo trình,
Tên tập tin Đề-cương-sinh-học-7-lần-3.docx
Loại tập tin application/vnd.openxmlformats-officedocument.wordprocessingml.document
Dung lượng 18.74 kB
Ngày chia sẻ 19/03/2020
Lượt xem 857
Lượt tải 21
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 7( LẦN 3)
                                                            ( Hình thức trắc nghiệm)
             Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau.
LỚP CÁ
Câu 1: Cá chép sống ở môi trường nào?
A. Môi trường nước lợ B. Môi trường nước ngọt
C. Môi trường nước mặn D. Môi trường nước mặn và Môi trường nước lợ
Câu 2: Thân cá chép có hình gì?
A. Hình vuông B. Hình thoi D. Hình chữ nhật.
Câu 3: Hình dạng thân và đuôi cá chép có tác dụng gì đối với đời sống của nó?
A. Giúp cá bơi lội dễ dàng, giảm sức cản của nước.
B. Giúp cá điều chỉnh được thăng bằng.
Câu 4: Cấu tạo ngoài của cá chép như thế nào?
A. Thân hình thoi dẹp bên, mắt không có mi mắt, có 2 đôi râu.
B. Thân hình thoi dẹp bên, mắt không có mi mắt, có 2 đôi râu.
C. Cá có vây: vây chẵn và vây lẻ.
D. Tất cả các nhận định sau đều sai
Câu 5: Cấu tạo ngoài của cá chép như thế nào?
A. Thân hình thoi dẹp bên, mắt không có mi mắt, có hai đôi râu
B. Thân phủ vảy xương, bên ngoài vảy có lớp da mỏng (chứa các tuyến nhầy)
C. Thân phủ vảy xương, bên ngoài vảy có lớp da mỏng (chứa các tuyến nhầy)
D. Cá có vây: vây chẵn (vây ngực và vây bụng), vây lẻ (vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi)
E. Tất cả các ý đều đúng
Câu 6: Cơ quan đường bên ở cá chép có tác dụng gì?
A. Biết được các kích thích do áp lực nước.
B. Biết được tốc độ nước chảy.
C. Nhận biết các vật cản trong nước.
D. Biết được các kích thích do áp lực nước. Biết được tốc độ nước chảyNhận biết các vật cản trong nước
Câu 7: Hãy khoanh tròn vào các câu đúng trong các câu sau:
A. Khi bơi cá uốn mình, khúc đuôi mang vây đuôi đẩy nước làm cá tiến lên phía trước
B. Vây lưng và vây hậu môn làm tăng diện tích dọc thân cá, giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả
C. Vây lưng cũng có tác dụng giúp cá rẽ trái hoặc rẽ phải
D. Đôi vây ngực và đôi vây bụng, giữ thăng bằng cho cá, giúp cá bơi hướng lên hoặc hướng xuống, rẽ phải, rẽ trái, dừng lại hoặc bơi đứng.
Câu 8: Vai trò của các đôi vây chẵn ở cá chép?
A. Giữ thăng bằng cho cá khi bơi, đứng một chỗ
B. Bơi hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới.
C. Rẽ phải, rẽ trái, giảm vận tốc, dừng lại hoặc giật lùi.
D. Giữ thăng bằng cho cá khi bơi, đứng một chỗ. Bơi hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới. Rẽ phải, rẽ trái, giảm vận tốc, dừng lại hoặc giật lùi.
Câu 9: Hệ tuần hoàn cá chép gồm những bộ phận nào?
A. Động mạch và tĩnh mạch B. Mao mạch
C. Tim có hai ngăn D. Tất cả các ý đều đúng
Câu 10: Ở động vật có xương sống, một vòng tuần hoàn có ở.
A. Lưỡng cư B. Bò sát C. Cá D. Thú
Câu 11: Hệ thần kinh cá chép cấu tạo như thế nào?
A. Hệ thần kinh hình ống nằm ở phía lưng trong cung đốt sống gồm bộ não và tuỷ sống
B. Não trước chưa phát triển, tiểu não khá phát triển
C. Hành khứu giác, thuỳ thị giác rất phát triển
D. Tất cả các ý đều đúng
Câu 12: Cắt bỏ não trước của cá chép thì:
A. Cá bị mù và mọi cử động của cá bị rối loạ B. Cá chết ngay
C. Tập tính cá vẫn không thay đổi. Vẫn bơi lội kiếm ăn, gặp nguy hiểm vẫn biết lẩn trốn
Câu 13: Khi phá huỷ hành tuỷ của cá chép thì:
A. Cá chết ngay B. Tập tính cá vẫn không thay đổi
C. Cá bị mù D. Mọi cử động của cá bị rối loạn
Câu 14: Hệ thống cơ quan nào liên quan đến sự tạo thành bóng hơi?
A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ hô hấp
C. Hệ tiêu hoá
D. Hệ bài tiết
LỚP LƯỠNG CƯ
Câu 1: Cử động hô hấp của ếch là gì ?
A. Phổi nâng lên B. Sự nâng hạ lồng ngực.
C. Sự nâng hạ của thềm miệng D. Tất cả đều sai
Câu 2: Tim ếch cấu tạo gồm mấy ngăn ?
A. Một ngăn B. Hai ngăn C. Ba ngăn D. Bốn ngăn.
Câu 3: Hệ tuần hoàn của Lưỡng cư có cấu tạo?
A. Tim có một ngăn và một vòng tuần hoàn
B. Tim có hai ngăn và hai vòng tuần hoàn
C. Tim có ba ngăn và hai vòng tuần hoàn.
D. Tim có bốn ngăn và hai vòng tuần hoàn.
Câu 4: Hệ tuần hoàn của ếch gồm hai vòng tuần hoàn là hai vòng nào trong các đáp án sau đây ?
A. Vòng nhỏ và vòng phổi. B. Vòng nhỏ và vòng lớn.
C. Vòng lớn và vòng cơ thể D. Tất cả đều sai
Câu 5: Máu đi nuôi cơ thể ếch là loại máu nào trong các đáp án sau ?
A. Máu đỏ tươi. B. Máu đỏ thẫm.
C. Máu pha. D. Máu pha và máu đỏ thẫm.
Câu 6: Nhiệt độ cơ thể ếch đồng không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên được gọi là?
A. Động vật thấp nhiệt B. Động vật cao nhiệt
C. Động vật đẳng nhiệt D. Động vật biến nhiệt
Câu 7: Đặc điểm cấu tạo của miệng ếch thích nghi cho việc bắt mồi như thế nào ?
A. Miệng rông B. Có lưỡi dài.
C. Lưỡi có thể bật ra ngoài để dính vào con mồi.
Câu 8: Hệ tiêu hoá của ếch gồm những cơ quan nào ?
A. Miệng có lưỡi phóng bắt mồi B. Có gan mật tuyến tuỵ.
C. Dạ dày lớn ruột ngắn. D. Phổi và dạ dày
Câu 9: Cấu tạo dạ dày ếch có đặc điểm nào tiến hoá hơn so với cá chép ?
A. Nhỏ hơn. B. To hơn.
C. To và phân biệt với ruột D. To hơn nhưng chưa phân biệt rõ với ruột.
Câu 10: Hệ thần kinh của ếch gồm có những bộ phận:
A. Não trước và thuỳ thị giác phát triển B. Tiểu não kém phát triển.
C. Hành tuỷ và tuỷ sống. D. Cơ quan thụ cảm và cơ quan phản ứng
LỚP BÒ SÁT
Câu 1: Thời gian kiếm mồi của thằn lằn bóng như thế nào?
A. Bắt mồi về ban đêm B. Bắt mồi về ban ngày
C. Bắt mồi cả ban ngày và ban đêm.
Câu 2: Thằn lằn bóng có tập tính gì?
A. Trú đông trong các hốc đất khô dáo.
B. Trú đông trong các hốc đất tối và ẩm ướt.
C. Không trú đông
Câu 3: Thằn lằn bóng đuôi dài di chuyển như thế nào?
A. Di chuyển theo kiểu nhảy cóc.
B. Di chuyển theo kiểu vừa nhảy vừa bò.
C. Di chuyển theo kiểu thân và đuôi tỳ vào đất cử động uốn thân phối hợp các chi tiến lên phia trước.
Câu 4: Cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn.
A. Da khô có vảy sừng bao bọc B. Da trần ẩm ướt
C. Da khô và trơn D. Da trần có lớp sáp bảo vệ.
Câu 5: Lớp Bò sát chia làm mấy bộ?
A. ba bộ. B. bốn bộ. C. hai bộ.
Câu 6: Cơ quan hô hấp của ếch là gì ?
A. Mang. B. Da. C. Phổi. D. Da.vàPhổi.
Câu 7: Da của Bò sát có cấu tạo như thế nào?
A. Da trần và ẩn ướt. B. Da khô có vẩy sừng. C. Da khô thiếu vẩy.
Câu 8: Hệ tuần hoàn của Bò sát có cấu tạo?
A. Tim có một ngăn và một vòng tuần hoàn
B. Tim có hai ngăn và hai vòng tuần hoàn
C. Tim có ba ngăn tâm thất có vách ngăn hụt và hai vòng tuần hoàn.
D. Tim có bốn ngăn và hai vòng tuần hoàn
Câu 9: Hệ hô hấp của chim bồ câu có :
A. Khí quản. B. 2 phế quản C. 2 lá phổi. D. Túi khí
Câu 10: Hệ thần kinh của ếch có những bộ phận nào ?
A. Não trước và thuỳ thị giác phát triển
B. Hành tuỷ và tuỷ sống.
C. Tiểu não phát triển.
D. Cơ quan thụ cảm và cơ quan phản ứng
E. Tim có một ngăn và một vòng tuần hoàn
Câu 11: Cử động hô hấp của ếch là gì ?
A. Phổi nâng lên
B. Sự nâng hạ của thềm miệng
C. Sự nâng hạ lồng ngực.
Câu 12: Động vật có tim 3 ngăn và tâm thất có vách ngăn hụt là:
A. Cá ` B. Lưỡng cư C. Chim D. Bò sát
Câu 13: Nạn chuột xuất hiện phá hại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu tranh sinh học không và do nguyên nhân nào ?
A. Do thiếu thuốc chuột B. Do mèo bị bắt làm thực phẩm
C. Do chim cú mèo diều hâu bị săn bắn D. Do rắn bị bắt làm đặc sản
Câu 14: Cá sấu bơi được là nhờ:
A. Có các vây chẵn B. Chi năm ngón có màng da C. Có vây lẻ

(Các con cố gắng nhé)