ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 6 (LẦN 2)

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 6 (LẦN 2)
Loại tài nguyên Tài liệu - Giáo trình,
Tên tập tin ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-SINH-6-LẦN-2.docx
Loại tập tin application/vnd.openxmlformats-officedocument.wordprocessingml.document
Dung lượng 16.11 kB
Ngày chia sẻ 19/02/2020
Lượt xem 622
Lượt tải 16
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 6 (LẦN 2)

A.Kiến thức trọng tâm:

– HS ôn tập lại nội dung kiến thức các bài đã học.

– HS xem trước và đọc kĩ các bài 35,36,37 SGK, cần nắm và tìm hiểu được các nội dung sau:

Bài 35: Những điều kiện cho hạt nảy mầm:(HS đọc kĩ các thí nghiệm SGK và tự làm thí nghiệm trước ở nhà)

– Thông qua thí nghiệm HS phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

– Giải thích  được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.

Bài 36: Tổng kết về cây có hoa

– Nắm được giữa cây xanh và môi trường có mối liên quan chặt chẽ. Khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống.

– Thực vật thích nghi với điều kiện sống nên nó phân bố rộng rãi.

– Nắm được giữa cây xanh và môi trường có mối liên quan chặt chẽ. Khi điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống.

– Thực vật thích nghi với điều kiện sống nên nó phân bố rộng rãi.

Bài 37: Tảo

– Nêu rõ được môi trường sống và  của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.

– Tập nhận biết một số tảo thường gặp.

– Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo.

  1. Bài tập

Câu 1. Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?

Câu 2. Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.

Câu 3.Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Chúng có chức năng gì?

Câu 4. Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây trở thành thể thống nhất  Cho ví dụ

Câu 5. Cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào?

Câu 6.Các cây sống trong môi trường đặc biệt (sa mạc, đàm lầy) có những đặc điểm gì? Cho một vài  ví dụ

Câu 7. Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có những đặc điểm gì khác nhau và điểm gì giống nhau?

Câu 8. Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thực sự?

( Lưu ý: phần này các em cũng làm vào vở như phần trước, cần làm đầy đủ nội dung đã yêu cầu, sau kì nghỉ này nộp vở cho GV bộ môn kiểm tra)