ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – TIN HỌC 8

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – TIN HỌC 8
Loại tài nguyên Ngân hàng đề thi, Tài liệu - Giáo trình,
Tên tập tin ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-TIN-8.docx
Loại tập tin application/vnd.openxmlformats-officedocument.wordprocessingml.document
Dung lượng 14.47 kB
Ngày chia sẻ 04/02/2021
Lượt xem 506
Lượt tải 13
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

BÀI 7: CÂU LỆNH LẶP

 

I – MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

– Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình

– Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lệnh.

– Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp For …to … do….

  1. Kĩ năng: Viết được câu lệnh lặp với số lần biết trước trong một số tình huống đơn giản.
  2. Thái độ: Hình thành phong cách học tập nghiêm túc, tập trung cao độ.

II- Nội dung

  1. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh:
  2. a) Một số VD về hoạt động lặp:

VD1: Đánh răng mỗi ngày 2 lần, ăn cơm ngày 3 bữa, …

– Học bài đến khi thuộc bài, nhặt rau cho đến khi xong, …

VD2: Vd1/SGK

  1. Cấu trúc lặp:

+ Cách mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán như vd 2 trang 56: Giả sử tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên: S= 1+2+3+ …+100.

Hoạt động chính khi giải bài toán này là thực hiện phép cộng

Cộng thêm vào SUM lần lượt các gía trị 1,2,3, …,100. Nghĩa là chỉ có 1 thao tác cộng được thực hiện lặp đi lặp lại 100 lần.

Biến được sử dụng để làm biến đếm là i

Cách mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán gọi là cấu trúc lặp

+ Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các cách để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh. Đó là câu lệnh lặp.

  1. Câu lệnh lặp For…do:
  2. a. Cú pháp:

– Cú pháp: For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

– Trong đó:

For, to, do: là các từ khóa

Biến đếm: là biến kiểu nguyên

Giá trị đầu, giá trị cuối: là các giá trị nguyên

  1. Ví dụ:

For i:=1 to 10 do writeln(‘o’);

– Cách thực hiện: Ban đầu biến đếm nhận giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp biến đếm tự động tăng thêm 1 đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối.

– Cách tính số vòng lặp:

<GT cuối> – <GT đầu> + 1

  1. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp:

Ví dụ 5: Viết chương trình tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên từ 1.

Program Tinh_tổng;

Var N, i: Integer; S: Longint;

Begin

Write(‘nhap so N= ’);
Readln(N);
S:=0;
For i:=1 to N do S:=S+i;
Writeln(‘Tong cua ’,N,’ so tu nhien dau tien S = ’,S);

Readln;

End.

Lưu ý: Longint có phạm vi từ -231 đến 231-1

Ví dụ 6: viết chương trình tính N! =1.2.3…N

Program Tinh_giai_thua; Var N, i: Integer;

P: Longint;

Begin

Write(‘N= ’); Readln(N);
P:=1;

For i:=1 to N do P:=P*i;
Writeln(‘N! = ’,P);
Readln;

End.

Bài tập vận dụng:

Bài tập 1:

+ Hàng ngày, có những hoạt động nào mà em thường thực hiện lặp lại với một số lần nhất định và biết trước?

+ Hàng ngày, có những hoạt động nào mà em thường thực hiện lặp lại với một số lần không thể xác định trước?

Bài tập 2: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Hãy viết cú pháp câu lệnh for…do trong Pascal?

b) Giải thích các từ trong câu lệnh

c) Nêu cách câu lệnh được thực hiện

d) Số vòng lặp được tính bằng công thức nào?

e) Câu lệnh trong vòng lặp có được thay đổi giá trị của biến đếm không?

Bài tập 3: Trong câu lệnh lặp For … Do có thể biết trước được số lần lặp không? Em đã ứng dụng câu lệnh lặp để giải quyết bài toán nào? Lấy ví dụ cụ thể viết chương trình cho bài toán đó.

Bài tập 4: Nhập bốn số a , b , c , d . Hãy tìm giá trị lớn nhất của chúng và gán giá trị lớn nhất đó cho biến Max.