ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 7(LẦN 2)

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 7(LẦN 2)
Loại tài nguyên Tài liệu - Giáo trình,
Tên tập tin ĐỀ-CƯƠNG-ON-TẬP-SINH-HỌC-7-LẦN-2.docx
Loại tập tin application/vnd.openxmlformats-officedocument.wordprocessingml.document
Dung lượng 17.47 kB
Ngày chia sẻ 19/02/2020
Lượt xem 514
Lượt tải 27
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 7 (LẦN 2)

  1. Kiến thức trọng tâm
  • HS ôn tập lại tất cả các kiến thức đã học.
  • Cần xem trước và đọc kĩ các bài 41,42,43,44 SGK nắm được các nội dung sau:

Bài 41: Chim bồ câu

– Trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

– Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. Phân biệt đựơc kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.

Bài 42: Cấu tạo trong của chi bồ câu

– Nắm được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh thích nghi với đời sống bay.

– Nêu được điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu so với thằn lằn.

Bài 43,44 : Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

-Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống từ đó thấy được sự đa dạng của chim.

– Nêu được đặc điểm chung và vai trò của chim.

– Nhận biết một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay.

  1. Bài tập

Câu 1. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

Câu 2. So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.

Câu 3.Trình bày đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh chim bồ câu.

Câu 4. Hãy so sánhđặc điểm cấu tạo ngoài của bộ Ngỗng, bộ Gà, bộ Chim ưng, bộ Cú.

Câu 5.Nêu đặc điểm chung của lớp chim.

Câu 6. Nêu những lợi ích và tác hại của chim đối người.

 

( Lưu ý: phần này các em cũng làm vào vở như phần trước, cần làm đầy đủ nội dung đã yêu cầu, sau kì nghỉ này nộp vở cho GV bộ môn kiểm tra)