Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 7

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 7
Loại tài nguyên Tài liệu - Giáo trình,
Tên tập tin đề-cương-ngữ-văn-7.doc
Loại tập tin application/msword
Dung lượng 29 kB
Ngày chia sẻ 11/02/2020
Lượt xem 617
Lượt tải 26
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TUẦN 21,22,23

MÔN NGỮ VĂN 7

Phần Tiếng Việt:

Câu 1:     Thế nào là rút gọn câu? Nêu cách dùng câu rút gọn.

Câu 2: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?

  1. Người ta là hoa đất.
  2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  3. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
  4. Tấc đất, tấc vàng.

Câu 3: Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt.

Câu 4. Câu đặc biệt và câu rút gọn khác nhau ở điểm nào?

Câu 5: Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong các ví dụ sau:

  1. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, gương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoát cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây…Bốn giây,,, Năm giây…Lâu quá!
  2. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đén sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.
  3. Chim sâu hỏi chiếc lá:
  • Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
  • Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

Câu 6: Đặc điểm của trạng ngữ trong câu.

Đọc kĩ phần luyện tập trang 39, 40 và làm bài tập 1,2,3 theo yêu cầu trong sách giáo khoa.

Phần văn bản

Câu 1:  Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.

Câu 2:  Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong bài 19 đã học.

Câu 3:  Theo em nghệ thuật nghị luận của văn bản “Tinh thân yêu nước của nhân dân ta” có gì đặc biệt.

Câu 4 :  Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4 đến 6 dòng trong đó có sử dụng mô hình liên kết từ… đến…( Lưu ý nhớ đọc kĩ văn bản “Tinh thân yêu nước của nhân dân ta”

Phần tập làm văn

Thế nào là văn bản nghị luận?

Trình bày đặc điểm của văn nghị luận.

Trình bày những điểm khác nhau giữa văn nghị luận, biểu cảm, tự sự, miêu tả mà em đã học.