ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 (LẦN 2)

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 (LẦN 2)
Loại tài nguyên Tài liệu - Giáo trình,
Tên tập tin HƯỚNG-DẪN-HỌC-BÀI-NGỮ-VĂN-8.docx
Loại tập tin application/vnd.openxmlformats-officedocument.wordprocessingml.document
Dung lượng 14.45 kB
Ngày chia sẻ 19/02/2020
Lượt xem 577
Lượt tải 33
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI NGỮ VĂN 8:

BÀI: CÂU NGHI VẤN (SGK TR20)

  1. Nội dung chính:
  • Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, trong một số trường hợp, câu nghi vấn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,… và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
  • Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có theerkeets thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

VD: (vd trích sgk trang 21)

  1. Năm nay hoa đào nở

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ? -> câu nghi vấn dùng để bộc lộ sự trách móc.

  1. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? -> câu nghi vấn dùng để bộc lộ sự tức giận, đe dọa.
  2. Có biết không? -> câu nghi vấn dùng để đe dọa

…Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy?Không  còn phép tắc gì nữa à ->2 câu nghi vấn dùng để bộc lộ sự tức giận.

  1. Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu,há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao? -> câu nghi vấn dùng để khẳng định.
  2. Con gái tôi vẽ đây ư? -> câu nghi vấn dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên.

Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy! -> câu nghi vấn dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên.

  1. Bài tập: thực hành các bài tập sgk trang 22,23,24.
  2. Lưu ý: Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi mà thường là để hỏi thăm, để bắt đầu câu chuyện, để tạo tình huống giao tiếp,…. Giữa người nói và người nghe trong những tình huống này thường có mối quan hệ thân tình, gần gũi.