ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8

Lượt xem: Lượt tải:


Thông tin Nội dung
Tên tài nguyên ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8
Loại tài nguyên Tài liệu - Giáo trình,
Tên tập tin ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-MÔN-NGỮ-VĂN-8.docx
Loại tập tin application/vnd.openxmlformats-officedocument.wordprocessingml.document
Dung lượng 15.49 kB
Ngày chia sẻ 11/02/2020
Lượt xem 679
Lượt tải 39
Xem tài liệu Xem Online
Tải về

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 8

Văn bản:

  1. Học thuộc các bài thơ: Nhớ rừng, Khi con tu hú, Quê hương, Tức cảnh Pác Bó.
  2. Trong bài thơ Nhớ rừng có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú và cảnh núi rừng hùng vĩ. Hãy phân tích từng cảnh tượng. Qua sự đối lập giữa hai cảnh tượng, tâm sự của con hổ được biểu hiện như thế nào? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự của người Việt Nam đương thời?
  3. Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được.” Em hiểu như thế nào về ý kiến đó? Qua bài thơ hãy chứng minh.
  4. Phân tích hình ảnh người dân chài trong cảnh ra khơi và trở về qua bài thơ Quê hương. Hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
  5. Trong bài thơ Khi con tu hú, vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy? Phân tích tâm trạng của người tù – người chiến sĩ thể hiện ở 4 câu cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng chim ở đoạn đầu và đoạn cuối rất khác nhau, vì sao?

Tiếng Việt:

  1. Làm các bài tập trong SGK phần Câu nghi vấn trang 11,12,13,21,22,23,24.
  2. Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung phần Câu cầu khiến và các câu hỏi, bài tập trong SGK trang 30, 31,32,33.

Làm văn:

  1. Ôn tập về văn bản thuyết minh: trả lời các câu hỏi và thực hành đề bài trong SGk trang 35, 36.
  2. Thực hành viết đoạn văn cho các đề bài trong SGK trang 36.