PHƯƠNG ÁN SỐ 04 VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC THÍCH ỨNG TÌNH HÌNH MỚI
Lượt xem:
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KON PLÔNG
TRƯỜNG THCS MĂNG ĐEN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
PHƯƠNG ÁN
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
THÍCH ỨNG TÌNH HÌNH MỚI
Căn cứ công văn số 1925/SGDĐT-VP ngày 26/10/2021 của Sở GD&ĐT Về việc hướng dẫn dạy học và tổ chức kiểm tra, đánh giá trong điều kiện dịch bệnh phức tạp trên địa bàn tỉnh đối với cấp trung học.
Căn cứ kế hoạch số: 199/KH-UBND ngày 25/10/2021 của UBND Huyện Kon Plông về việc Triển khai thực hiện Kế hoạch số 3819/KH-UBND ngày 23/10/2021 của UBND tỉnh Kon Tum về triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt,kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”
Căn cứ Công văn số 2422/CV-YTKL, ngày 25/10/2021 của Trung tâm Y tế huyên Kon Plôngvề việc hướng dẫn tạm thời xử lý y tế các trường hợp F1, F2, F3, ca nghi ngờ, test nhanh kháng nguyên (+);
Căn cứ Phương án số 04/PA-PGDĐT ngày 19/08/2021 của Phòng GD&ĐT huyện Kon Plông về phương án Tổ chức dạy và học trong thời gian phòng chống dịch Covid-19 năm học 2021-2022;
Căn cứ Công văn số 292/PGDDT-VP, ngày 03/09/2021 của Phòng GD&ĐT huyện Kon Plông về việc hướng dẫn dạy học đối với các trường học trong tình hình nguy cơ dịch bệnh COVID-19 phức tạp;
Căn cứ công văn số 400/PGDĐT-BT, ngày 26/10/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai các biện pháp dạy học trong điều kiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Căn cứ công văn số 437/PGDĐT-BT, ngày 10/11/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc V/v triển khai các hoạt động dạy, học thích ứng tình hình mới tại các đơn vị trường;
Trường THCS Măng Đen xây dựng phương án tổ chức các hoạt động dạy và học thích ứng tình hình mới tại đơn vị trường góp phần kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” năm học 2021-2022, như sau:
- VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
– Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19
các cấp, các Bộ, ngành Trung ương; các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban
nhân dân tỉnh, UBND huyện và ngành Giáo dục và Đào tạo.
– Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 cho học sinh, phụ huynh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thông qua zalo nhóm lớp, nhóm trường , sổ liên lạc điện tử, website của nhà trường…
– Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang từ nhà đến trường, trong lớp học,
nơi công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; giữ khoảng cách tối thiểu 02m khi tiếp xúc, đảm bảo 5K ở nới công cộng.
– Chủ động phối hợp với ngành Y tế và các đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ sức khỏe của học sinh, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường; phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trong trường học; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
– Tăng cường tuyên truyền đến giáo viên, nhân viên và học sinh, cha mẹ học sinh các văn bản liên quan’ đến việc Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Cập nhật và triển khai các chỉ đạo của cấp trên nhanh chóng, kịp thời, có giải pháp cụ thể, phù họp tình hình tại địa phương, đơn vị, tránh chủ quan cũng như gây tâm lý hoang mang.
- PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học
Căn cứ vào đánh giá xác định cấp độ trong phòng, chống dịch COVID-19 của chính quyền các cấp, của ngành Y tế và sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Huyện, cũng như tình hình thực tế tại đơn vị nhà trường tổ chức dạy học tương ứng với 4 mức độ sau:
– Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.
– Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.
– Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.
– Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
1.1 Đối với Cấp 1: Nguy cơ thấp mức “Bình thường mới”
Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế), hướng dẫn phòng chống dịch của cơ quan y tế và tổ chức dạy học bình thường.
Số lớp thực hiện: 8 lớp 196 học sinh và 03 học sinh ở địa phương khác theo học tại trường trong thời gian phòng chống dịch.
Nội dung dạy học: Theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch giáo dục của nhà trường.
1.2 Đối với cấp2 “Nguy cơ trung bình”
– Nhà trường bố trí học sinh/lớp đảm bảo khoảng cách và tổ chức dạy học. Phụ huynh học sinh cam kết cho con em học tập theo kế hoạch của nhà trường và tuân thủ đầy đủ các quy định phòng chống dịch Covid -19.
– Bố trí linh hoạt đội ngũ giáo viên hiện có và chủ động hợp đồng những giáo viên còn thiếu đảm bảo đủ cơ cấu các bộ môn để thực hiện đúng chương trình. Sắp xếp thời khóa biểu để dạy học 2 ca sáng chiều đảm bảo tất cả học sinh đều được tham gia học tập và giảm số lượng học sinh tham gia học trong một buổi. Chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến khi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tận dụng tối đa thời gian học sinh có thể đến trường để dạy học trực tiếp
– Phương án 1 dạy học trực tiếp cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: với khối 6,9 với 04 lớp 99 học sinh ( Khối 6: 61, Khối 9: 38).
+ Buổi chiều: với khối 7,8 với 04 lớp 100 học sinh ( Khối 7: 50, Khối 8: 50).
– Phưng án 2 dạy trực tuyến trên phần mềm Office 365 cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: với 4 lớp 199 học sinh
Nội dung dạy học trực tuyến: Triển khai ở tất cả các môn học, hoạt động giáo dục, trong đó tập trung các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân (riêng đối với lớp 6 gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học Tự nhiên, Tin học, Lịch sử và Địa lí, Giáo dục công dân) nếu thời lượng cho phép có thể thực hiện một số tiết của môn Âm nhạc, Mỹ thuật.
Nội dung dạy học trực tuyến phải đáp ứng các nội dung cơ bản, cốt lõi phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh bám sát hướng dẫn tại Công văn số 1925/SGDĐT-VP ngày 26/10/2021 của Sở GD&ĐT Về việc hướng dẫn dạy học và tổ chức kiểm tra, đánh giá trong điều kiện dịch bệnh phức tạp trên địa bàn tỉnh đối với cấp trung học cũng như kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Tổ chức dạy bù ngay cho những học sinh học trực tuyến không đều hoặc học nhưng chưa nắm chắc kiến thức khi các em được tham gia học trực tiếp tại trường.
1.3 Đối với Cấp 3 “Nguy cơ cao” và Cấp 4 “Nguy cơ rất cao”
Học sinh nghỉ học tập trung tại trường để phòng chống dịch. Nhà trường điều chỉnh chương trình, triển khai hoạt động dạy học trực tuyến trên phần mềm Office 365 kết hợp với dạy học trực tuyến, học qua truyền hình (đối với học sinh có điều kiện về trang thiết bị học online) và giao bài về nhà cho học sinh (đối với học sinh không có điều kiện về trang thiết bị học online các em học sinh tại làng Kon Bring), hướng dẫn cha mẹ học sinh cho con em học online tại nhà với 08 lớp 196 học sinh và 03 học sinh ngoài tỉnh (6A với 30 học sinh, 6B với 31 học sinh,7A với 25 học sinh, 7B với 25 học sinh, 8A với 25 học sinh, 8B với 25 học sinh, 9A với 20 học sinh và 9B với 18 học sinh)
- a) Nội dung dạy học trực tuyến: Triển khai ở tất cả các môn học, hoạt động giáo dục, trong đó tập trung các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân (riêng đối với lớp 6 gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học Tự nhiên, Tin học, Lịch sử và Địa lí, Giáo dục công dân) nếu thời lượng cho phép có thể thực hiện một số tiết của môn Âm nhạc, Mỹ thuật. Nội dung dạy học trực tuyến phải đáp ứng các nội dung cơ bản, cốt lõi phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh bám sát hướng dẫn tại Công văn số 1925/SGDĐT-VP ngày 26/10/2021 của Sở GD&ĐT Về việc hướng dẫn dạy học và tổ chức kiểm tra, đánh giá trong điều kiện dịch bệnh phức tạp trên địa bàn tỉnh đối với cấp trung học cũng như kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- b) Hướng dẫn học sinh học tập trên truyền hình:
+ Phân công giáo viên giảng dạy trực tuyến cần linh hoạt để tận dụng tối đa nguồn nhân lực của nhà trường nhằm thực hiện việc dạy học trực tuyến thật sự có chất lượng, hiệu quả.
+ Huy động đội ngũ giáo viên của đơn vị tổ chức biên soạn, thiết kế nội dung dạy học phù hợp, đảm bảo chất lượng, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
+ Chỉ đạo giáo viên thực hiện chức năng ghi tiến trình bài dạy trên hệ thống dạy học trực tuyến; sau khi kết thúc tiết học, giáo viên chiết xuất file lưu tiến trình dạy học, đăng tải trên wedsite của nhà trường kèm theo nội dung đã giảng dạy của giáo viên để học sinh có thể xem lại.
- Tận dụng tối đa hệ thống dạy học trực tuyến trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên học sinh.
- Phân công cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, dự giờ việc dạy học trực tuyến của giáo viên.
- Ngoài việc dạy học theo kế hoạch trực tuyến, giáo viên tăng cường thiết kế các video clip, các phiếu hướng dẫn học tập gửi cho học sinh, cha mẹ học sinh để phối hợp các hình thức dạy học phù hợp nhằm tăng hiệu quả giảng dạy. Bên cạnh đó, giáo viên cần khai thác tối đa và cung cấp đến học sinh, cha mẹ học sinh các trang học liệu chính thống như trang Kho học liệu số giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo (https://igiaoduc.vn/), Kho bài giảng elearning (https://igiaoduc.vn/), Kho học liệu trực tuyến của Đại học sư phạm Hà Nội (https://olm.vn/bg),…
- Thời gian thực hiện
Thực hiện theo Kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 của Phòng GD&ĐT huyện Kon Plông, và kế hoạch giáo dục của nhà trường bắt đầu từ học kì I.
3. Đánh giá kết quả quá trình học tập
Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh theo các hình thức phù hợp (vấn đáp, viết, …) và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của học sinh trong quá trình học tập thay cho các bài kiểm tra thường xuyên đúng quy định. Kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh được thực hiện trực tiếp tại nhà trường.
Quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực. Việc tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo[1] đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 9, Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo[2] đối với lớp 6. Trong đó, các đơn vị lưu ý một số nội dung sau:
3.1 Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
– Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục. Trong mỗi bài học, hoạt động giáo dục, giáo viên tăng cường hỗ trợ học sinh học tập, qua đó, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp học; đồng thời, bố trí thời gian hợp lý để hỗ trợ, bù đắp nội dung kiến thức còn thiếu ngay trong từng bài học cho những học sinh gặp khó khăn trong học tập.
– Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. Nội dung kiểm tra phản ánh được sự tiến bộ của học sinh, đảm bảo chất lượng dạy học và phù hợp các hình thức tổ chức dạy học.
– Đối với mỗi môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định.
3.2. Kiểm tra, đánh giá giữa kì:
Đánh giá giữa kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
Lưu ý: Không kiểm tra, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm; kỹ năng Nghe, Nói và viết bài luận của môn Tiếng Anh.
3.2.1. Đối với kiểm tra thông qua bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính
- a) Thời gian làm bài kiểm tra:
– Đối các khối lớp từ lớp 7 đến lớp 9: Thực hiện theo Công văn số 1230/SGDĐT-GDTrH ngày 09/9/2020 của Sở GDĐT về quy định kiểm tra, đánh giá giữa kì đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
– Đối với lớp 6:
+ Đối với các môn Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên: 90 phút;
+ Đối với các môn Tiếng Anh, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: 60 phút;
+ Đối với các môn học còn lại: 45 phút.
- b) Hình thức, nội dung và cấu trúc bài kiểm tra đảm bảo các nội dung sau:
– Đề kiểm tra của cấp THCS phải được xây dựng theo ma trận đề; Các môn học/hoạt động giáo dục thực hiện theo hình thức và cấu trúc 70% trắc nghiệm (gồm 40% mức độ Nhận biết và 30% mức độ Thông hiểu), 30% tự luận (gồm 20% mức độ Vận dụng và 10% mức độ Vận dụng cao). Riêng môn Ngữ văn thực hiện theo hình thức 100% tự luận.
- c) Tổ chức kiểm tra:
– Đối với học sinh đi học trực tiếp, học sinh được chia nhóm đến trường học tập, tiếp tục sử dụng hệ thống học liệu dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình hỗ trợ dạy học trực tiếp; nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá giữa kì phù hợp theo kế hoạch đã được nhà trường xây dựng.
– Đối với học sinh học tập trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp, dạy học qua truyền hình và tự học có hướng dẫn của thầy cô, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chuyển tải những nội dung cơ bản, cốt lõi phù hợp để bảo đảm tiến độ thực hiện chương trình. Khi học sinh trở lại trường học, nhà trường tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lí, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tuyến, học qua truyền hình và tự học có hướng dẫn của thầy cô sang học tập trực tiếp tại trường. Tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh có điều kiện học trực tuyến; dạy bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu kết hợp với ôn tập, củng cố nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh không có điều kiện học trực tuyến, nhất là đối với các học sinh không tiếp cận được truyền hình, học sinh chuyển trường do phải di chuyển nơi cư trú để phòng, tránh dịch bệnh.
+ Việc kiểm tra, đánh giá giữa kì theo hình thức trực tiếp tại trường cần được thực hiện sau một thời gian học sinh đã được ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức.
+ Việc kiểm tra, đánh giá giữa kì thông qua bài kiểm tra trên máy tính phải được nhà trường rà soát, đánh giá phương tiện làm bài kiểm tra, đường truyền internet đảm bảo của học sinh, dự kiến những tình huống có thể xảy ra khi triển khai trước khi thực hiện kiểm tra (không tiến hành kiểm tra đối với những học sinh chưa đảm bảo điều kiện).
3.2.2. Đối với kiểm tra, đánh giá bằng bài thực hành, hoặc dự án học tập: Yêu cầu cần đạt của bài thực hành hoặc dự án học tập phải được hướng dẫn cụ thể bằng bảng kiểm các mức độ đạt được phù hợp với 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao của các kiến thức, kĩ năng được sử dụng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Đối với Nhà truờng:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học phù hợp thực tiễn; kịp thời phát hiện khó khăn và có biện pháp xử lý phù hợp, linh hoạt. Đảm bảo các điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học để dạy học trực tuyến.
Tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và kêu gọi, huy động tối đa sự tham gia của các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn tự nguyện hỗ trợ, phối hợp với nhà trường hướng dẫn học sinh rèn luyện học tập phù hợp tại nhà trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế trường học, vệ sinh môi trường, khử khuẩn trường học, lớp học và các phòng chức năng trước khi các em học sinh được tới trường học lại .
Kiểm tra, gám sát các hoạt động dạy học, kịp thời điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đơn vị.
- Đối với tổ phòng chống COVID-19 nhà trường:
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh và cán bộ giáo viên của trường về dịch bệnh COVID-19. Thực hiện tốt các điều kiện đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, tham mưu bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch.
Tổ chức kết nối, tương tác và hướng dẫn cha mẹ học sinh, đoàn thể địa phương hỗ trợ học sinh học tập trên truyền hình, theo hình thức trực tuyến và theo nhóm tại thôn/làng và địa bàn các tổ dân phố để giúp đỡ các em học tập.
- Đối với Giáo viên:
Tổ chức kiểm tra, đánh giá và nhận xét mức độ tiếp thu bài học của học sinh ở tất cả các môn học theo các quy định hiện hành. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch ôn tập, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh sau khi tình hình dịch bệnh đã ổn định.
Phối hợp với cha mẹ học sinh, đoàn thể địa phương kiểm soát chặt chẽ việc học tập và tăng cường tính tự học của học sinh. Trong đó, giáo viên giao các nhiệm vụ học tập cho học sinh và phối hợp với đoàn thể địa phương kiểm tra, đánh giá thường xuyên để nắm bắt sự chuyên cần, tiến bộ của học sinh.
- Đối với học sinh:
Khi tham gia học trực tuyến phải thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của giáo viên bộ môn, theo dõi và ghi chép bài đầy đủ. Chủ động về các thiết bị thông minh để tham gia học trực tuyến, thường xuyên mở camera và không mở mic khi chưa có yêu cầu của giáo viên. Hoàn thành các nội dung giáo viên giao trong cũng như sau tiết học.
Khi đến trường, học sinh phải tuân thủ các quy định vệ sinh, không vứt rác bừa bãi để đảm bảo an toàn chống dịch. Đảm bảo luôn đeo khẩu trang từ nhà đến trường và ngược lại đồng thời đảm bảo 5K. Đối với bản thân có biểu hiện ho, sốt, khó thở tại trường học, cần báo cáo ngay cho giáo viên bộ môn hoắc Thầy Hoàn ( phụ trác y tế).
Trên đây là Phương án tổ chức các hoạt động dạy và học thích ứng tình hình mới tại đơn vị góp phần kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 năm học 2021-2022 của trường THCS Măng Đen, kính đề nghị lãnh đạo Phòng GD&ĐT phê duyệt để nhà trường tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
– Phòng GD&ĐT (B/cáo); – BGH, CTCĐ; TT, các Đoàn thể (T/hiện); – Lưu VTNTr.
|
TRƯỜNG THCS MĂNG ĐEN
HIỆU TRƯỞNG
|
[1] Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[2] Thông tư Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.