Một giáo viên xin thưa với phụ huynh 10 điều…
Lượt xem:
Cho con đến trường, hầu hết các phụ huynh đều theo dõi xem nhà trường, các thầy cô đối với con mình như thế nào? Mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường mà đặc biệt là mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh là một mắt xích quan trọng giúp con em phát triển tốt.
Bởi vậy khi quan hệ giữa phụ huynh với giáo viên “có vấn đề” và đi quá một giới hạn nào đấy sẽ tạo ra hậu quả không tốt cho giáo viên và học sinh. Tôi chia sẻ với các bạn tâm sự của một giáo viên nước ngoài để chúng ta liên hệ tới thực tế hiện nay ở Việt Nam, ở mái trường mà con em đang học.
Tôi đã tham gia giảng dạy ở bậc trung học trong suốt 15 năm, trong khoảng thời gian qua, tôi đã luôn bị thử thách bởi những mối quan hệ phức tạp giữa phụ huynh và nhà trường. Dường như có rất nhiều vấn đề vẫn chưa được làm rõ. 10 điều sau đây (có thể hơi khó nghe) nhưng là những điều mà tôi thực sự muốn nói từ vị thế của một người giáo viên biết quan tâm, một giáo viên có rất nhiều kinh nghiệm và từ một người đã làm việc, tiếp xúc với rất nhiều với các phụ huynh ở khối trung học. Mong bạn hãy cởi mở và nhớ rằng không phải tất cả giáo viên đều giống như nhau.
1. Không phải tất cả chúng tôi đều hứng thú với việc giao bài tập về nhà. Chúng tôi biết rằng, phụ huynh quá bận rộn với công việc của mình. Và trong nhiều trường hợp, những bài tập về nhà đó khó khăn với phụ huynh nhiều hơn là đối với học sinh. Chúng tôi – những người giáo viên luôn bị dẫn dắt bởi một quan điểm cho rằng nếu chúng tôi không giao những bài tập về nhà khó, điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi không thử thách người học. Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhìn chúng tôi bằng con mắt phê phán về những gì chúng tôi giao cho con họ và họ luôn hỏi tại sao. Thời đại ngày nay là thời đại của “chứng khoán đảo chiều” những người đứng ngoài công việc giảng dạy sẽ được quyền đánh giá tất cả những gì giáo viên làm. Đó dường như là một điều tốt cho hầu hết các gia đình, nhưng chúng ta cần nhận thức rằng mọi chuyện có thể dẫn đến sự quá giới hạn. Và chúng tôi không muốn điều này xảy ra.
2. Chúng tôi không quan tâm về điểm số của con bạn như cái cách mà bạn vẫn làm. Cái mà chúng tôi thực sự quan tâm đó là quá trình học tập của con. Điều đó làm trái tim tôi cảm thấy có chút nhói lên mỗi khi phụ huynh gọi điện đến trường chỉ để hỏi rằng tại sao con của họ chỉ được điểm D trong khi chúng đã hoàn thành tất cả bài tập. Theo kinh nghiệm của tôi, điểm số chỉ là một phần rất nhỏ để đánh giá người học, nó thường chỉ là con số qua bài kiểm tra, không thể hiện được chúng đã học tập trên nền tảng các nguồn tài liệu như thế nào. Vì thế các giáo viên đang nỗ lực làm việc để hướng đến việc đánh giá kĩ năng của học sinh, nhưng đó thực sự là công việc khó khăn. Khi bạn gọi đến cho tôi và hỏi những câu hỏi kiểu như “Julie có làm việc tốt hơn với việc đọc?” hoặc “Thầy cô cho tôi biết về điểm số môn toán của Steven?” Có lẽ bạn không hiểu một cách thực sự về giáo dục, bạn có thể vẫn đóng khung những yêu cầu của việc học và điểm số trong sách vở.
3. Nếu bạn theo dõi một cách thực sự sát sao về hoạt động của nhà trường, của các tổ bộ môn, các giám thị, hiệu trưởng, chuyên gia đào tạo hay các giáo viên, làm ơn đừng tin những lời đồn đại hay những nhận định tiêu cực về cộng đồng nhà trường. Sẽ là không hoàn toàn chính xác để các trường học nói rằng điều đó chỉ có nghĩa như một trò giải trí lúc nhàn rỗi hay một sự phỏng đoán vu vơ. Nếu có một vấn đề, hãy gọi trực tiếp đến những người có liên quan và thảo luận với họ. Nếu bạn vẫn không hài lòng, hãy gửi kiến nghị của mình đến cấp cao hơn. Cộng đồng nhà trường được tạo nên hầu hết bởi những con người thực sự tâm huyết và hàng ngày luôn cố gắng hết mình vì học sinh. Sự tiêu cực của phụ huynh giống không những không có ích mà thậm chí là có hại cho học sinh.
4. Chúng ta đang sống vào năm 2018 chứ không phải năm 2008, 1998, 1988 hay 1958. Thời điểm các bậc phụ huynh đi học là khi mà internet chưa có hoặc chỉ vừa mới xuất hiện trong nhà trường. Ngày nay chúng ta sống trong một thế giới hoàn toàn khác với một thế giới công nghệ và kỉ nguyên toàn cầu. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Làm ơn đừng so sánh các phương pháp hoặc kiến thức được giảng dạy ở trong quá khứ mà các vị đã trải qua. Học sinh ngày nay cần dùng máy tính để học, bởi vì trên thế giới chúng ta sống bằng việc dùng máy tính. Mọi thứ đã thay đổi. Có lẽ giáo dục còn nhiều điều bất cập và còn nhiều thứ cần phải thay đổi nhiều hơn nữa nhưng nếu bạn vẫn muốn so sánh những gì trong trường học ngày nay và trường học trong quá khứ thì làm ơn hãy đưa con lại lớp học của những năm 80.
5. Tiếp tục theo dõi những gì mà trẻ làm ở trường, nhưng cho phép trẻ được thành công và thất bại. Một số phụ huynh truy cập vào trang quản lý điểm của nhà trường, giật mình thảng thốt khi thấy con bị điểm kém trong bài kiểm tra. Đừng quá tập trung vào điều đó, hãy cố gắng theo dõi xu hướng chung, sau đó có một cuộc đối thoại với con, đừng quản lý con bằng những thứ nhỏ nhặt như vậy. Chúng ta ta đã nhận thấy rõ sự suy giảm chứ không phải tăng lên khi mà cha mẹ kiểm soát con quá chặt chẽ về điểm số.
6. Nếu một lý do nào đó khiến học sinh không thể tập trung ở trường đó là bởi vì các môn thể thao, một nhóm nhạc hoặc sự lo lắng, sau đó nó cần được giải tỏa. Trường học trước hết là để học. Chúng ta cần nhớ được về điều đó. Ví dụ một vài học sinh, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa như hoạt động chính và giống như một niềm đam mê, trong khi với một số học sinh khác đó lại là sự lãng phí thời gian. Hãy giúp con bạn thấy và hiểu được sự khác biệt. Nếu cha mẹ quan tâm nhiều hơn về chương trình ngoại khóa hơn về con trẻ, điều đó sẽ khiến phụ huynh tự cảm thấy hoang mang lo lắng. Nên tự thay đổi để nhìn thấy cộng đồng trường lấy lại sự tập trung vào các hoạt động học thuật.
7. Tôi không nghĩ rằng phụ huynh cần phải ngồi kè kè bên con và làm bài tập cùng con. Theo quan điểm của tôi, hãy tạo cho con một không gian an toàn ở nhà nơi giúp con có thể làm tốt những bài tập. Thật là tuyệt vời nếu như những đứa trẻ dành thời gian buổi tối hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng để giải quyết các nhiệm vụ học tập mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Ở trường, chúng tôi có thể quan tâm đến việc học. Ở nhà bạn cần trở về đúng vị trí làm cha mẹ. Chúng sẽ không bị ốm yếu về mặt xã hội nếu chúng bị kì vọng giống như ở trên lớp hoặc bạn cắt giảm thời gian xem ti vi của chúng.
8. Nói về nghề nghiệp và các lựa chọn sau khi tốt nghiệp với con giống như một vấn đề của thực tế cuộc sống. Đừng đẩy chúng hoặc khiến chúng cảm thấy áp lực. Khuyến khích chúng có những hoài bão lớn lao. Khuyến khích chúng để học từ những thành công hay thất bại của chính bản thân mình. Đó thực sự tạo nên sự khác biệt.
9. Nếu phụ huynh chỉ đánh giá sự thông minh qua vẻ bề ngoài, con của họ cũng vậy. Chúng tôi cần nuôi dưỡng những ý tưởng độc đáo, những đứa trẻ thông thường có thể không thông minh nhưng chúng cần được giáo dục tốt. Chúng tôi cũng cần đấu tranh chống lại những định kiến mà nhà trường, gia đình bắt buộc chúng tôi phải làm ở trường. Giáo viên muốn đem lại sự thành công cho tất cả học sinh, nhưng chúng tôi sẽ đấu tranh với mọi ý tưởng bảo thủ về việc đánh giá nền giáo dục. Chúng tôi cần giúp đỡ khi mà có quá nhiều quan điểm trái chiều về việc làm như thế nào để giáo dục đem lại thành công trong cuộc sống.
10. Hãy để chúng tôi biết được, bạn đang muốn điều gì. Chúng tôi làm những công việc mang lại lợi ích cho học sinh. Chúng tôi cũng cần được giúp đỡ. Khi nào còn những thử thách trong cuộc sống của học sinh nghĩa là còn những điều chúng tôi có thể làm. Nhiều gia đình báo cho chúng tôi một sự việc sau khi nó đã xảy ra, và chúng tôi ngạc nhiên rằng vấn đề đó hoàn toàn có thể được giải quyết ngay từ khi nó mới xuất hiện. Chúng tôi biết về quyền riêng tư của mỗi cá nhân, nhưng chúng tôi cần giúp con bạn vượt qua những rào cản trong việc học. Chúng tôi có hai tai, làm ơn hãy hỏi giùm.
CLOUDUCATION
(Nguyễn Hữu Long dịch)