Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 của trường THCS Măng Đen

Lượt xem:


PHÒNG GD&ĐT KON PLÔNG
    TRƯỜNG THCS MĂNG ĐEN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 19 /KH-NTr
 Măng Đen, ngày 20  tháng 08 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 – 2025

Căn cứ Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 07 tháng 05 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông về Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn Huyện giai đoạn 2021 – 2025;

Căn cứ Nghị quyết số  03 -NQ/ĐH ngày 16 tháng  6 năm 2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kon Plông lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Măng Đen  khóa XII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Căn cứ vào tình hinh thực tế của nhà trường và địa phương, trường THCS Măng Đen xây dựng kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, cụ thể như sau:

  1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
  2. Quan điểm

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là yêu cầu tất yếu khách quan của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là điều kiện quan trọng để nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; hội nhập giáo dục khu vực và quốc tế. Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là giải pháp quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2025; là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhân dân các địa phương và các cấp quản lý giáo dục; Đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao về hưởng thụ giáo dục của xã hội; công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia phải tích hợp, lồng ghép các chương trình, mục tiêu gắn với lộ trình xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

  1. Mục tiêu :

Đánh giá đúng thực trạng, từ đó có giải pháp thực hiện hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế nhà trường, địa phương, đảm bảo tiến độ đề ra; Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành công tác kiểm định chất lượng giáo dục, đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá ngoài, công nhận trường đạt chuẩn chất lượng mức độ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

  1. NHIỆM VỤ
  2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
  3. Thuận lợi:

Đã có chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia qua các thông tư, chỉ thị, nghị quyết của Bộ GD&ĐT và của địa phương. Đội ngũ giáo viên được tuyển chọn có năng lực và tay nghề cao.

Đã có kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia từ thị trấn đến tỉnh. Nhà trường được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện Kon Plông và Thị trấn Măng Đen, sự chỉ đạo sâu sát của phòng GD&ĐT huyện Kon Plông.

Được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo phụ huynh HS và nhân dân trên địa bàn. Một số tiêu chuẩn, tiêu chí đã hoàn thành, những tiêu chí chưa đạt tiếp tục được củng cố, hoàn thiện.

  1. Khó khăn:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu nhiều, hiện tại chưa có phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học tối thiểu chưa đảm bảo.

Trường mới được chia tác nay lại chuẩn bị sát nhập.

  1. Đánh giá thực trạng nhà trường theo các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia
Tiêu chuẩn,

tiêu chí

Kết quả
Không đạt Đạt
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chí 1.1 x x
Tiêu chí 1.2 x x
Tiêu chí 1.3 x x x
Tiêu chí 1.4 x x x
Tiêu chí 1.5 x x x
Tiêu chí 1.6 x x x
Tiêu chí 1.7 x x
Tiêu chí 1.8 x x
Tiêu chí 1.9 x x
Tiêu chí 1.10 x x
Tiêu chuẩn 2
Tiêu chí 1.1 x x x
Tiêu chí 2.2 x x x
Tiêu chí 2.3 x
Tiêu chí 2.4 x x x
Tiêu chuẩn 3
Tiêu chí 3.1 x x
Tiêu chí 3.2 x
Tiêu chí 3.3 x
Tiêu chí 3.4 x
Tiêu chí 3.5 x
Tiêu chí 3.6 x
Tiêu chuẩn 4
Tiêu chí 4.1 x x x
Tiêu chí 4.2 x x x
Tiêu chuẩn 5
Tiêu chí 5.1 x x x
Tiêu chí 5.2 x x
Tiêu chí 5.3 x x
Tiêu chí 5.4 x x
Tiêu chí 5.5 x x
Tiêu chí 5.6 x x

          Kết quả: Không đạt Mức 1.

III. Kế hoạch thực hiện theo lộ trình:

  1. Năm học 2021 – 2022

– Chi bộ Đảng chỉ đạo tốt đại hội các tổ chức trong nhà trường, trong đó chú ý nhất là công tác nhân sự để Đại hội bầu ra được Ban chấp hành đủ năng lực, nhiệt huyết; bồi dưỡng cán bộ đoàn để tổ chức Đoàn hoạt động hiệu quả hơn.

– Tham mưu với Phòng giáo dục và đào tạo cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.

– Vận động tài trợ trong xã hội, phụ huynh và các thế hệ học sinh cũ để xây dựng thư viện phục vụ tốt nguyện vọng khai thác tài liệu cho giáo viên và học sinh.

– Trồng thêm cây xanh cho khuôn viên nhà trường và tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc bồn hoa cây cảnh; tích cực vận động tài trợ để đảm bảo việc cải tạo, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học.

– Lập kế hoạch báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Kon Plông  xin chủ trương và kêu gọi đầu tư xây dựng đủ các phòng học.

  1. Năm học 2022 – 2023

– Rà soát xây dựng kế hoạch đề xuất biệt phái đi đối với những bộ môn thừa giáo viên, biệt phái về đối với môn thiếu giáo viên. Tạo điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đi học tập, đào tạo nâng cao trình độ trên chuẩn.

– Nhà trường có kế hoạch tài chính để để mua sắm thiết bị, hoá chất để các phòng bộ môn tham mưu cung cấp đầy đủ trang thiết bị theo quy định.

– Xây dựng kế hoạch tạo nguồn tài chính để nâng cấp sân trường, tăng cường trang thiết bị sân chơi bãi tập.Tiếp tục vận động tài trợ trong xã hội, phụ huynh và các thế hệ học sinh cũ để hoàn thiện xây dựng thư viện phục vụ tốt nguyện vọng khai thác tài liệu cho giáo viên và học sinh.

– Tham mưu xây dựng thêm 01 dãy nhà vệ sinh dành cho CBGV. Lập kế hoạch báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Kon Plông xin chủ trương và kêu gọi đầu tư xây dựng các phòng học bộ môn đảm bảo.

  1. Năm học 2023 – 2024

– Rà soát xây dựng kế hoạch đề xuất nhập trường theo lộ trình sát nhập trường theo kế hoạch của UBND Huyện.

– Rà soát đội ngũ CBGV, tạo điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đi học tập, đào tạo nâng cao trình độ trên chuẩn.

– Bổ sung, kiện toàn các tổ chức đoàn thể sau sát nhập để đảm bảo hoạt động có hiệu quả

– Tham mưu xây dựng thêm 01 dãy nhà vệ sinh dành cho Học sinh. Lập kế hoạch báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Kon Plông xin chủ trương và kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà đa năng đảm bảo.

– Tổ chức tự đánh giá, đề xuất công nhận thư viên đạt chuẩn và đề xuất đánh giá ngoài.

  1. Năm học 2024 – 2025

Tập trung các điều kiện tốt nhất để đoàn đánh giá ngoài hoàn thành việc đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường.

– Duy trì hoạt động có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường. Thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng để nâng cao vị trí, uy tín của nhà trường.

– Nhà trường có kế hoạch tạo điều kiện để mua sắm thiết bị, hoá chất để các phòng bộ môn được cung cấp đầy đủ trang thiết bị theo quy định.Tiếp tục vận động tài trợ trong xã hội, phụ huynh và các thế hệ học sinh cũ để xây dựng thư viện số phục vụ tốt nguyện vọng khai thác tài liệu cho giáo viên và học sinh.

  1. GIẢI PHÁP
  2. Giải pháp về công tác chỉ đạo, tuyên truyền
  • Công tác chỉ đạo

– Chi bộ xây dựng Nghị quyết chỉ đạo thực hiện và xây dựng chuyên đề giám sát việc thực hiện công tác Kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường Chuẩn quốc gia đối với lãnh đạo nhà trường. Hàng năm đưa công tác kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ chính trị này gắn liền với trách nhiệm của người đứng đầu, lãnh đạo đơn vị.

– Hội đồng trường phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường, xây dựng các quyết sách về thực hiện công tác Kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường Chuẩn quốc gia, giám sát việc thực hiện của Ban giám hiệu.

– Tiếp tục đổi mới công tác quản lý trong giáo dục và đào tạo; đẩy
mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động
lực và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy vai trò người đứng đầu trong
các cơ sở giáo dục, đào tạo, tăng cường dân chủ, công khai trong cơ sở giáo dục. Tăng cường công tác tự chủ tài chính đối với các trường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

– Ban giám hiệu xây dựng và thực hiện Kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiêu chuẩn về Kiểm định chất lượng giáo dục; quyết liệt trong việc thực hiện Nghị quyết của Chi bộ về thực hiện nhiệm vụ Kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường Chuẩn quốc gia, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng trường. Ban giám hiệu chỉ đạo Hội đồng tự đánh giá định kỳ hàng năm rà soát, đánh giá lại các tiêu chí về kiểm định, đối chiếu thực trạng năm 2021 với các năm rà soát để đánh giá cụ thể mức độ được cải tiến theo lộ trình kế hoạch.

  • Công tác tuyên truyền
  • Tiếp tục quán triệt đầy đủ Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về kiểm định chất lượng, công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường THCS, THPT, Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư Số: 38/2021/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2021 của bộ GD&ĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh; công khai kết quả đánh giá hiện tại và kế hoạch xây dựng trong những năm tới theo lộ trình kế hoạch.
  • Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh biết được làm công tác Kiểm định chất lượng giáo dục là để nâng cao chất lượng giáo dục và đây là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh.
  • Làm tốt công tác xã hội hóa để huy động được nhiều hơn nguồn nhân lực, vật lực trong việc thực hiện nâng cao các tiêu chuẩn, tiêu chí về Kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường Chuẩn quốc gia.

1.3. Giải pháp cụ thể triển khai thực hiện cải tiến nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiêu chuẩn để đạt mức 2,3 kiểm định chất lượng giáo dục và mức 1 đối với trường đạt chuẩn quốc gia:

  1. Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên.

Từ năm học 2021 – 2022, Hiệu trưởng tiếp tục rà soát nắm bắt năng lực của nhân viên để phân công phù hợp từ đó phát huy hết trí tuệ và sở trường của từng nhân viên. Xây dựng kế hoạch bố trí kiêm nhiệm vị trí nhân viên còn thiếu tham mưu đủ số nhân viên hoặc hợp đồng dài hạn cho những vị trí này theo quy định tại thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/07/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  1. Tiêu chí 3.2: Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập.

Tiếp tục tham mưu với các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền để thực hiện dự án xây dựng nhà đa năng và nhà học bộ môn. Xây dựng kế hoạch mua sắm CSVC để toàn bộ phòng học được lắp máy chiếu ( tivi thông minh), lắp đặt hệ thống internet cho tất cả máy tính phòng tin học. Cải tạo bổ sung dụng cụ, tại sân học thể dục xây dựng hố nhảy cao, sân cầu lông, sân bóng đá, làm đường chạy.

  1. Tiêu chí 3.3: Khối hành chính – quản trị.

Tiếp tục báo cáo, đề xuất với Phòng Giáo dục và các cơ quan quản lí cấp trên và kêu gọi đầu tư nguồn kinh phí để bổ sung trang thiết bị trong khối hành chính – quản trị và xây dựng phòng làm việc riêng đảm bảo theo quy hoạch chung.

  1. Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước.

Nhà trường tiếp tục hợp đồng nhân viên bảo vệ kiêm phụ trách công trình vệ sinh để đảm bảo vệ sinh môi trường. Rà soát việc thực hiện kế hoạch thu gom, xử lý và phân loại rác để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho những năm học tiếp theo; Xây dựng kế hoạch đề nghị các cấp có thẩm đầu tư xây dựng đủ các nhà vệ sinh phục vụ giáo viên, học sinh của nhà trường.

  1. Tiêu chí 3.5: Thiết bị.

Tham mưu cấp trên trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu để phục vụ công tác dạy học. Nhà trường có kế hoạch tạo điều kiện để mua sắm thiết bị, hoá chất để các phòng bộ môn được cung cấp đầy đủ trang thiết bị theo quy định. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, quản lý, khai thác, sử dụng tốt đồ dùng dạy học đạt hiệu quả.

  1. Tiêu chí 3.6: Thư viện.

Tham mưu cấp trên, kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ của toàn xã hội để xây dựng thư viên nhà trường đạt chuẩn. Hàng năm, thư viện tiếp tục bổ sung kịp thời nguồn tài liệu mới góp phần cải tiến chất lượng dạy học trong nhà trường; Đẩy mạnh phong trào phát triển văn hóa đọc “Mỗi tuần một cuốn sách”. Đưa vào thời khóa biểu 1tiết/tuần/lớp để tạo thói quen và xây dựng văn hóa đọc cho học sinh.

  1. Giải pháp về chính sách:

Hội đồng trường cần có những quyết nghị về chính sách, Ban giám hiệu cần thực hiện đầy đủ về chính sách tiết kiêm nhiệm và có chế độ phụ cấp cho các thành viên Hội đồng tự đánh giá.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tập trung nguồn lực động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động quản trị nhà trường, hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường; khen thưởng học sinh có thành tích cáo trong mọi hoạt động.

Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng chính sách thu hút các học sinh có năng lực tuyển sinh vào nhà trường; kêu gọi các nguồn tài trợ hỗ trợ các học sinh giỏi, học sinh năng khiếu tham gia các kỳ thi từ cấp tỉnh trở lên.

Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nâng cao chất lượng trường Chuẩn quốc gia.

  1. Giải pháp về kiểm tra, giám sát.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT và UBND huyện Kon Plông trong các hoạt động giáo dục của nhà trường; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

Tăng cường kiểm tra giám sát của Chi bộ, Hội đồng trường trong thực hiện các Nghị quyết của Chi bộ, quyết nghị của Hội đồng trường trong việc thực hiện nhiệm vụ của Ban giám hiệu về công tác Kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường Chuẩn quốc gia.

Tăng cường công tác kiểm tra của Ban giám hiệu đối với thực hiện nhiệm vụ của tất cả các tổ chức, cá nhân trong nhà trường. Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được xây dựng hàng năm; phát huy vai trò của Ban thanh tra nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các tập thể, cá nhân để giải quyết kịp thời, không ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Tăng cường giám sát của Ban đại diện CMHS trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai đầy đủ nội dung kế hoạch tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh toàn trường.
  3. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, Hội cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể từng nội dung, từng năm để tổ chức triển khai thực hiện đúng lộ trình, đạt hiệu quả cao nhất.
  4. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên gắn với nhiệm vụ được giao thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch đã xây dựng.
  5. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
  6. Ủy ban nhân dân Huyện

Đảm bảo kế hoạch xây dựng, đầu tư cơ sở vậy chất cho trường để đạt Chuẩn quốc gia; Tạo điều kiện để trường có nguồn vốn đầu tư trong việc nâng cao chất lượng về cơ sở vật chất, đặc biệt là xây dựng nhà đa năng, nhà học bộ môn, bổ sung thiết bị dạy học.

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Tham mưu Ủy ban nhân dân Huyên lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng trường PTDTBT cấp 1,2 Măng Đen đạt Chuẩn quốc gia; hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định tại 02 đơn vị (trường TH,THCS Măng Đen) để khi sát nhập sẽ đảm bảo đánh giá ngoài được ngay.

Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Giám sát, chỉ đạo các trường thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng để không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng. Trên cơ sở đó, tham mưu với UBND Huyên tăng cường đầu tư kinh phí để xây dựng mới cơ sở vật chất cho các nhà trường.

  1. 3. Ủy ban nhân dân thị trấn

Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan dự kiến nhu cầu sử dụng đất để tham mưu Ủy ban nhân dân huyện trình cấp thẩm quyền xem xét, bố trí nhu cầu sử dụng đất dành cho lĩnh vực giáo dục đào tạo trong kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021 – 2030, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn huyện.

Cân đối từ ngân sách địa phương, huy động các nguồn hợp pháp khác để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng theo yêu cầu của trường đạt chuẩn; triển khai có hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội tham gia đóng góp xây dựng trường đạt chuẩn.

Trên đây là Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 của trường THCS Măng Đen. Nhà trường kính mong nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành có thẩm  quyền giúp đỡ để nhà trườn đạt chuẩn Quốc gia theo đúng kế hoạch./.

 

Nơi nhận:                                                        TRƯỜNG THCS MĂNG ĐEN

– Phòng Giáo dục và Đào tạo (b/c);                                    HIỆU TRƯỞNG

– UBND Thị trấn (B/c);

– BGH, CTCĐ; TT, các Đoàn thể (T/hiện);

– Lưu VTNT.