25 ĐIỀU GIÁO VIÊN KHÔNG NÊN LÀM TRONG LỚP HỌC

Lượt xem:


Dạy học là một công việc đầy thử thách, là một giáo viên hiệu quả, bạn cần phải khiến học sinh cảm thấy thoải mái với phong cách giảng dạy và quản lý lớp học của bạn.

Thông thường, môt học sinh sẽ dành phần lớn thời gian ở trường. Vì vậy, những việc mà giáo viên làm có ảnh hưởng lớn đến tính cách của trẻ. Bạn nên cố gắng tạo sự gắn kết giữa việc quản lý lớp học và xây dựng mối quan hệ tích cực với học sinh.

Dưới đây là một số điều mà bạn nên tránh trong lớp học để tạo không khí dễ chịu, an toàn cũng như thoải mái cho học sinh.

  1. Quát mắng – không học sinh nào thích bị quát mắng. Điều này khiến cho học sinh không thích giáo viên. Đồng thời, việc quát mắng khiến cho bạn không đủ thời gian để thực hiện kế hoạch quản lý lớp học. Lần sau, học sinh sẽ không nghe bạn nói nếu bạn không ‘lên cao giọng’. Hãy giao tiếp mỗi cách rõ ràng, khiến học sinh tôn trọng sẽ làm cho công việc giảng dạy trở nên dễ dàng hơn.
  2. Mất bình tĩnh – Hàng ngày, giáo viên phải giải quyết rất nhiều công việc, chịu áp lực từ nhiều phía. Tuy nhiên không vì thế mà bạn thể hiện sự mất bình tĩnh. Khi bạn mất bình tĩnh, học sinh của bạn cũng sẽ như vậy, lớp học của bạn sẽ trở nên hỗn loạn. Hãy cố gắng đề kiểm soát mọi việc, tránh quát lên với học sinh. Trong trường hợp bạn trót “lên giọng” hay to tiếng, hãy xin lỗi học sinh.
  3. Không chuẩn bị trong lớp học – Nó là hành vi rất không nên có của giáo viên, thiếu sự chuẩn bị sẽ khiến bài học trở nên tồi tệ, thiếu sự chuẩn bị sẽ lấy đi những khoảng thời gian giá trị trên lớp.
  4. Mất kiểm soát –Đừng bao giờ để lớp học của bạn rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Học sinh có thể quá hứng thú với một vấn đề nào đó và trở nên ồn ào, học sinh có thể nhiệt tình tham gia bài học mà nói tự do, học sinh có thể không đồng tình với một vấn đề nào đó mà có phản hồi không phù hợp. Đừng bao giờ để học sinh cuốn đi, hãy luôn kiểm soát lớp học và làm chủ mọi tình huống xảy ra.
  5. Ngồi yên một chỗ – Giáo viên ngồi trên bục giảng khi mới bắt đầu tiết học là điều bình thường. Nhưng nếu duy trì trong cả tiết học, nó sẽ khiến học sinh mất đi sự hứng thú, nhiệt tình và động lực học tập.
  6. Áp đặt – Việc thảo luận về nội duy lớp học cũng như các công việc chung của lớp là điều cần thiết. Đừng bao giờ áp đặt ý kiến của quan của giáo viên và biến nó thành nội quy của lớp học. Học sinh sẽ cảm thấy không thoải mái vì điều đó.
  7. Mắng mỏ, sỉ vả học sinh – Đừng bao giờ sỉ vả học sinh, đừng bao giờ chạm đến danh dự, nhân phẩm và lòng tự trọng của chúng. Nếu bạn làm điều đó, chắc chắn chúng sẽ không bao giờ tin tưởng bạn.
  8. Lấy lòng học sinh  –Hầu hết các giáo viên trẻ đều mắc phải lỗi này. Họ thường bỏ qua những vấn đề về hành vi, không kiên định trong việc thực hiện nội quy, dễ dãi và luôn muốn mình trở thành “hoa hậu thân thiện”. Học sinh có thể thích những giáo viên này, nhưng chúng sẽ không có sự tôn trọng đối với giáo viên. Điều quan trọng nhất là lớp học sẽ nhanh chóng trở nên hỗn loạn.
  9. Không có nội quy lớp học – Một lớp học không có nội quy cũng như một xã hội không có luật pháp, đó sẽ là một lớp học hỗn loạn và vô tổ chức. Nội quy cần được hình thành ngay từ ngày đầu tiên của năm học và được duy trì nghiêm túc trong ít nhất hai tuần đầu tiên.
  10. Phàn nàn về đồng nghệp – Không bao giờ được nói xấu đồng nghiệp trước mặt học sinh, điều này chỉ làm bạn xấu đi trong mắt học sinh mà thôi.
  11. Quá khó tính và độc đoán –Giáo viên luôn phải chịu trách nhiệm về lớp học của mình. Tuy nhiên đừng khiến học sinh phải sợ hãy, đừng tỏ ra quá khó tính và độc đoán. Điều bạn cần làm là xây dựng lòng tin và sự tôn trọng từ học sinh.
  12. Quá phụ thuộc vào ban giám hiệu –Hãy tạo nên những chiến thuật quản lý lớp học hiệu quả, đừng quá phụ thuộc vào ban giám hiệu, đừng lấy bạn giám hiệu ra để dọa học sinh. Hãy nhớ, lớp học này là của bạn và bạn phải chịu trách nhiệm về nó.
  13. Quá nhiều bài tập khó – Rõ ràng bạn chỉ đang đánh đố học sinh mà thôi, hay bạn đang muốn chứng minh rằng bạn thông minh hơn người học?
  14. Đối xử không công bằng – Đừng bao giờ đối xử với học sinh dựa trên những điều bạn thích và không thích. Mọi học sinh cần được đối xử một cách công bằng. Hình phạt cũng cần được áp dụng giống nhau cho mọi trường hợp, không có ngoại lệ và đặc ân.
  15. Muộn giờ – Giáo viên không chấp nhận việc học sinh đến lớp muộn, học sinh cũng vậy, chúng sẽ không cảm thấy tôn trọng khi giáo viên liên tục muộn giờ. Nếu vì một lý do nào đó khiến bạn đến muộn, hãy xin lỗi học sinh và không bao giờ được phép lặp lại điều đó.
  16. Đọc lại nội dung sách giáo khoa – Nếu việc dạy học chỉ là đọc lại những điều trong sách giáo khoa thì vai trò của người giáo viên liệu có thực sự cần thiết?
  17. Nội quy không công bằng – Nội quy cần được đặt ra thống nhất và thực hiện nghiêm túc. Tuyệt đối không được thể hiện sự thiện vị, thiếu công bằng trong việc duy trì và thực hiện các nội quy.
  18. Chấp nhận việc nộp bài muộn – Bạn cần kiện định và nhất quán trong thực hiện nội quy. Không chấp nhận việc nộp bài muộn trừ khi học sinh đưa ra được lý do hợp lý.
  19. Phức tạp hóa vấn đề – Hãy chọn tông giọng phù hợp, nói rõ, đủ nghe, có ngắt nghỉ, nhấn nhá. Nội dung hướng dẫn cần rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Đừng biến những điều đơn giản thành phức tạ, đừng khiến học sinh cảm thấy hoang mang.
  20. Hướng dẫn quá nhiều – Bạn nghĩ rằng mình đang quan tâm và hỗ trợ học sinh, nhưng không phải vậy, bạn đang làm phiền học sinh, khiến chúng phân tán và hoang mang hơn. Hãy đưa hướng dẫn rõ ràng hơn là đưa quá nhiều hướng dẫn.
  21. Ăn trong giờ học – Bạn có thể mang đồ ăn trưa đến trường hoặc mang theo đồ ăn sáng khi không kịp ăn ở nhà. Nhưng, nhớ rằng, bạn không bao giờ được ăn đồ ăn trong lớp học, trước mặt học sinh cho dù ở bất kì cấp học nào và lớp học nào. Một cốc café, một ly nước thì có thể được, còn đồ ăn thì chắc chắn là không.
  22. Biến học sinh thành trò cười ­– Việc tạo nên tiếng cười và sự hài hước là cần thiết nhưng tuyệt đối không bao giờ được biến học sinh thành trò cười, tuyệt đối không được làm tổn thương đến danh dự, sự tự trọng và tự tin của học sinh.
  23. Chỉ dựa vào sách giáo khoa – Sách giáo khoa ngày nay không còn là tài liệu học tập duy nhất. Việc giáo viên chỉ chăm cú vào cuốn sách sẽ khiến việc học tập trở nên đơn điệu và nhàm chán. Nó khiến học sinh mất đi sự hứng thú với việc học. Học sinh cần được học những điều mới mẻ, cần được tham gia các hoạt động trải nghiệm, cần được hình thành những kĩ năng mới và sự sáng tạo. Hãy thay đổi nội dung giảng dạy, hãy thiết kế các hoạt động dạy học thay vì nói lại những điều được ghi trong sách giáo khoa.
  24. Ngồi một chỗ và dạy – Ngồi một chỗ và nói trong suốt một tiết học hẳn không phải là cách làm của một giáo viên hiệu quả. Có rất nhiều điều cần bạn phải đứng dậy, di chuyển, theo dõi, quan sát, hỗ trợ… Việc ngồi một chỗ và nói chỉ chứng minh sự lười biếng của bạn mà thôi (trừ khi bạn bị thương và không thể đứng dậy).
  25. Chỉ nhìn vào một vài học sinh – Tất cả học sinh đều cần sự quan tâm và chú ý của bạn. Trong lớp học, bạn có thể cảm thấy thích một số em học sinh hơn những em khác, tuy nhiên bạn không nên chỉ thể hiện sự quan tâm, chú ý với một vài học sinh. Trong mọi tình huống, hãy cố gắng để thể hiện sự công bằng trong lớp học.

Thiếu đi sự thoải mái sẽ khiến tiết học trở nên nhàm chán và các vấn đề về hành vi sẽ đến ngay sau đó. Những nguyên tắc trên đây là những điều mà mỗi giáo viên cần lưu ý trong quá trình dạy học trên lớp. Việc vận dụng các nguyên tắc này cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng lớp học và trường học. Tôi tin rằng, nếu tránh được những điều này, bạn sẽ trở thành một giáo viên tuyệt vời.