Làm thế nào để học sinh đào sâu và trả lời các câu hỏi tư duy bậc cao quả là một thử thách. Dưới dây là những kỹ thuật ưa thích của chúng tôi để dạy học kỹ năng tư duy phản biện, được thích ứng từ Hướng dẫn Chiến thuật Tư duy Phản biện có thể giúp được học sinh giải quyết vấn đề xa hơn so với chỉ dừng lại ở những câu trả lời hiển nhiên.
- Đi chậm lại
Gọi học sinh đầu tiên giơ tay để trả lời câu hỏi rất dễ trở thành một thói quen. Nhưng nếu bạn đợi một chút thì dù chỉ 3 đến 5 giây sau khi đặt câu hỏi, có thể bạn sẽ nhìn thấy cả rừng cánh tay giơ lên sẵn sàng trả lời câu hỏi. Hơn nữa, điều này có thể giúp những học sinh nhanh nhẹn, hay giơ tay xin trả lời đầu tiên trong lớp hiểu được rằng câu trả lời hiện ra trong đầu mình đầu tiên không phải lúc nào cũng là tốt nhất. Có thể sẽ có những khoảng thời gian mà bạn phải đợi đến một phút hoặc lâu hơn nếu câu hỏi đặc biệt phức tạp hoặc câu hỏi đòi hỏi học sinh phải tư duy hoặc tìm kiếm thông tin. Để tránh một khoảng thời gian đợi này, bạn có thể để học sinh biết rằng chúng có 10 giây để nghĩ trước khi trả lời câu hỏi và chỉ khi bạn thấy được khoảng 10 cánh tay được giơ lên thì bạn mới gọi một học sinh trả lời.
- Đặt một Câu hỏi của ngày
Đặt một vòng tròn to bằng cái chuông để viết câu hỏi của ngày. Sử dụng một câu hỏi (ví dụ: tạo một câu đố sử dụng câu hỏi toán học, hoặc câu đố về các nhân vật, sự kiện… có thể có cả gợi ý) và đặt lên bảng. Học sinh có thể viết câu trả lời hoặc phản biện lại câu hỏi đó. Sau đó để cả lớp thảo luận về chủ đề này.
- Làm một cái hộp trả lời
Viết một câu hỏi tư duy phản biện ngẫu nhiên lên bảng (Có cách nào giải quyết vấn đề này tốt hơn không? Giải thích?) Dành cho học sinh một khoảng thời gian nhất định để viết câu trả lời và bỏ câu trả lời đó vào hộp trả lời. Lấy từng tờ giấy viết câu trả lời ra và đọc chúng trước lớp. Tương đương với cách này, bạn cũng có thể đưa ra một phần thưởng – như là chứng nhận làm bài tập về nhà cho những học sinh với những câu trả lời phù hợp đầu tiên, tên của những em này được lấy ra từ hộp hoặc cho những em đã nộp những câu trả lời phù hợp.
- Chia nhóm thảo luận theo quan điểm
Đầu tiên, đọc một vấn đề mà có hai cách nhìn/quan điểm trái chiều (Ví dụ: Em đồng ý hay không với tác giả? Tại sao?) Yêu cầu học sinh đồng ý đứng sang một bên và những em không đồng ý đứng sang bên kia. Sau đó yêu cầu học sinh nói về lý do mà học sinh chọn bên mà mình đứng. Chúng có thể đổi nhóm nếu chúng thay đổi quan điểm trong khi thảo luận.
- Hỏi “Tại sao ” năm lần
Khi bạn gặp phải một vấn đề với lớp, bạn có thể tìm được giải pháp cho vấn đề đó bằng chiến thuật hỏi Tại sao Năm lần. Hỏi câu hỏi tại sao đầu tiên (Ví dụ: Tại sao lớp không làm tốt bài kiểm tra đánh vần?), và sau khi đã có một vài phương án trả lời, đặt tiếp câu hỏi tại sao thêm bốn lần nữa (ví dụ: tại sao học sinh không học trước kỳ thi?, tại sao học sinh không dành thời gian ôn thi?,v.v.). Và câu trả lời cần tìm chính là câu trả lời của câu hỏi thứ 5 được tìm ra, vấn đề lúc này sẽ được giả quyết.
- Đóng vai
Tạo ra một khung phân cảnh tưởng tượng và yêu cầu học sinh làm việc từng bước để giải quyết vấn đề. Đầu tiên, xác định vấn đề và viết nó ra thành một câu hỏi (ví dụ: tại sao thí nghiệm khoa học không diễn ra theo kế hoạch?). Sau đó sử dụng kỹ thuật brainstoming để giải quyết nó và chọn câu trả lời tốt nhất để viết lên bảng như là một câu phát biểu giải pháp. Cuối cùng, tạo ra một kế hoạch hành động để thực thi giải pháp đó.
- Đi bộ và suy ngẫm
Luyện tập tư duy sáng tạo bằng học tập hợp tác trên một bảng storyboard. Viết vấn đề vào một thẻ và đính nó lên trên cùng của bảng ghim. Sau đó đính các thẻ có chứa các tiêu đề vào dưới thẻ chính. Yêu cầu học sinh động não triển khai ý tưởng để phát triển từng tiêu đề và để học sinh tự đính chúng lên bảng. Khuyến khích trẻ “đi bộ suy ngẫm” bằng triển khai thêm ý của mình cho các ý của các bạn khác trong lớp.
- Quay lại vấn đề
Một cách tuyệt vời để tập trung vào tích cực trong những tình huống không được tích cực cho lắm đó là chiến thuật tư duy Quay lại. Nếu một học sinh quên không mang bài tập về nhà đến lớp, bạn có thể hỏi, “Điều gì có thể giúp được con trách khỏi việc quên mang vở?” Học sinh có thể trả lời câu này như, “Con sẽ thay đổi thói quen trước khi đi ngủ ạ”
- Luôn mang theo biểu đồ bỏ túi
Chọn sáu câu hỏi đã được hoàn thành theo các mức độ khác nhau của thang nhận thức Bloom và đặt chúng vào một cái biểu đồ bỏ túi. Quy định có một số câu bắt buộc phải trả lời và để học sinh chọn để trả lời thêm hai câu có mức độ khó hơn trước lớp hoặc trong một tờ báo.
- Tổ chức một phiên thảo luận Q&A
Một cách nữa bạn có thể tìm ra cách để trẻ vận dụng được kỹ năng tư duy phản biện tốt là tổ chức các phiên chất vấn. Đặt ra thật nhiều câu hỏi cho từng em hoặc trong một nhóm nhỏ và ghi chép lại các cấp độ tư duy của từng cá nhân học sinh một cách thường xuyên và sẽ tránh được thiếu thời gian. Bạn có thể xem lại ghi chép của mình để xây dựng thêm nhiều những câu hỏi tư duy phản biện bậc cao cho bài học tiếp theo của mình.
Người dịch: Lê Hải Thanh